PHÂN LOẠI CẦN TRỤC THÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM TỪNG LOẠI

 PHÂN LOẠI CẦN TRỤC THÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM TỪNG LOẠI 

* CÁC YẾU TỐ PHÂN LOẠI: 

1) THEO TÍNH LINH ĐỘNG: 

    a) Cố định: 

    - Đặc điểm cụ thể: Thân tháp được cố định trên mặt đất, không thay đổi độ cao. 

    - Ưu điểm: Chi phí lắp đặt thấp, dễ vận hành, bảo dưỡng.

    - Nhược điểm: Khả năng hoạt động hạn chế, chỉ phù hợp cho công trình có độ cao thấp hoặc trung bình.

    b) Di động: 


    - Đặc điểm cụ thể: Thân tháp có thể di chuyển trên đường ray hoặc bánh xích, mở rộng phạm vi hoạt động.

    - Ưu điểm: Khả năng hoạt động linh hoạt, phù hợp cho công trình có diện tích thi công rộng lớn.

    - Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao hơn so với loại cố định, cần có mặt bằng thi công rộng rãi.

2) DỰA VÀO HÌNH DẠNG CẦN: 

a) Cần trục tháp có cần nâng hạ (cẩu gật gù):


    - Đặc điểm cụ thể: Cần có thể nâng hạ vật liệu theo phương thẳng đứng. Loại phổ biến nhất, sử 

dụng rộng rãi trong xây dựng. 

    - Ưu điểm: Có thể hoạt động trong môi trường chật, hẹp, không ảnh hưởng tới xung quanh.

    - Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao. Phạm vi hoạt động hẹp hơn so với loại có cần đặt nằm ngang.

b) Cần trục tháp có cần đặt nằm ngang (cẩu tháp đầu bằng).


    - Đặc điểm cụ thể: Không có kết cấu đỉnh tháp và thanh kéo, giúp cho việc lắp đặt và tháo dỡ dễ dàng hơn. Thiết kế đơn giản, ít linh kiện hơn, thuận tiện cho vận chuyển.

    - Ưu điểm: Khả năng chịu lực tốt. Linh hoạt trong thi công. Hiệu quả kinh tế cao.

    - Nhược điểm: Độ cao tối đa thấp hơn do thiết kế đầu bằng, cần trục tháp đầu bằng có thể bị ảnh hưởng bởi gió nhiều hơn so với cần trục tháp đầu chóp.

c) Cần trục tháp có cần đặt nằm ngang (cẩu tháp đầu chóp) 

    - Đặc điểm cụ thể: Cần có thể di chuyển vật liệu theo phương ngang. Thiết bị có chóp đầu hình chữ A. phần chóp lắp đặt hơi phức tạp, có cáp cương.

    - Ưu điểm: Phạm vi hoạt động rộng, thích hợp cho việc di chuyển vật liệu trong không gian rộng.

    - Nhược điểm: Khó thao tác hơn so với loại có cần nâng hạ, đòi hỏi kỹ thuật vận hành cao hơn.

3) DỰA VÀO KHẢ NĂNG DI CHUYỂN:

a) Cần trục tháp bánh xích:


    - Đặc điểm cụ thể: Di chuyển trên mặt đất bằng bánh xích, thích nghi với địa hình gồ ghề.

    - Ưu điểm: Khả năng di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình.

    - Nhược điểm: Tốc độ di chuyển chậm, gây hư hại mặt bằng thi công.

b) Cần trục tháp đường ray: 


    - Đặc điểm cụ thể: Di chuyển trên đường ray cố định, có tải trọng nâng lớn và độ ổn định cao.

    - Ưu điểm: Tải trọng nâng lớn, độ ổn định cao, an toàn khi vận hành.

    - Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao, cần có mặt bằng thi công rộng rãi, bằng phẳng.

4) DỰA VÀO KHẢ NĂNG THAY ĐỔI ĐỘ CAO:

a) Cần trục tháp tự nâng: 


    - Đặc điểm cụ thể: Tự nâng độ cao bằng cách nối dài thêm thân tháp, phù hợp cho công trình có độ cao thay đổi liên tục.

    - Ưu điểm: Khả năng thích ứng cao với độ cao công trình, dễ dàng thi công.

    - Nhược điểm: Chiều cao nâng giới hạn, cần có diện tích thi công rộng rãi.

b) Cần trục tháp leo: 


    - Đặc điểm cụ thể: Leo dần lên cao theo sự phát triển độ cao của công trình, tiết kiệm diện tích thi công.

    - Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích thi công, hiệu quả kinh tế cao.

    - Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao, phức tạp, di chuyển hạn chế, tính thẩm mĩ thấp, khó khăn tháo dỡ.  

Đăng nhận xét

0 Nhận xét